| Home |
 
| Hát ngợi ca Chúa |
Powered by CuteNews
 
| Hát về Mẹ
Powered by CuteNews
 

Bức thư

Buổi hội

Bờ xuân

Bờ trần gian

Bờ nước cũ

Bờ mây

Bờ lúa

Bỏ hai chân

Biểu tượng

Bên miền

Bây giờ (I)

Áo xanh

Anh về Bình Dương

Anh lùa bò vào đồi sim trái chín

Anh đi về giữa

Một người đàn ông hạnh phúc

Kẻ hưởng lạc

Lốt Sư tử

Bữa ăn trưa hôm ấy

Chàng Đỏ

<< Previous page 1 2 Next page >>

Powered by CuteNews
Ông “biết tuốt” | Đọc, W. Somerset Maugham |
- Somerset Maugham

Tôi vốn không ưa gì Max Kelada ngay cả khi tôi chưa quen biết ông ta. Chiến tranh vừa chấm dứt và lượng hành khách trên các chuyến tàu biển thì luôn đông đúc. Phải tìm đỏ con mắt mới có được một phòng nên bạn phải chấp nhận bất cứ thứ gì người ta đưa cho. Bạn đừng mong một mình một phòng riêng, tôi may mắn lắm mới được người ta cấp cho một cái chỉ có hai giường kê bên trong. Nhưng khi tôi nghe họ nói đến cái tên của cái gã cùng phòng với mình thì tôi thấy thất vọng vô cùng. Nếu đóng kín mít các cửa sổ ở mạn tàu thì không khí ban đêm thể nào cũng ngột ngạt kinh khủng. Ở chung phòng trong suốt 14 ngày với bất kỳ ai đã là điều đồi tệ lắm rồi (tôi đang trên đường từ San Francisco đến Yokohama), nhưng có lẽ xem ra tôi sẽ bớt rầu hơn giá mà tên của vị khách cùng phòng là Smith hay Brown gì gì đó. »»
Thầy quản giáo đường | Đọc, W. Somerset Maugham |
- Somerset Maugham

Chiều hôm ấy, có lễ rửa tội diễn ra tại Nhà thờ Thánh Peter, Quảng trường Neville, và thầy quản nhà thờ Albert Edward Foreman vẫn còn vận chiếc áo choàng quản giáo đường của ông trên mình. Ông vẫn để dành tấm áo mới của ông, với những nếp gấp còn nguyên vẹn và cứng đơ như thể nó được may từ chất đồng lưu niên, chứ không phải bằng len dệt từ lông lạc đà alpaca Nam Mỹ, nó chỉ chuyên dùng vào dịp các buổi cưới xin, ma chay (Nhà thờ Thánh Peter, Quảng trường Neville, là một nhà thờ được tầng lớp thượng lưu ái mộ những cuộc lễ này lắm!) và hiện giờ ông chỉ mặc chiếc áo hạng thứ mà thôi. Ông vận chiếc áo này, vẻ tự mãn, vì nó là biểu tượng trang nghiêm của chức vị ông, và nếu không mặc nó (đó là những khi ông phải cởi nó ra để về nhà), thì ông có cái cảm giác khó chịu là trang phục chưa được chỉn chu cho lắm. Ông chịu khó giữ gìn nó, ông tự tay là nó, gấp nó rất cẩn thận. Trong 16 năm ông làm thầy quản tại nhà thờ này, ông đã có một lô những chiếc áo như vậy, mà ông cũng không nỡ lòng nào quẳng chúng đi khi chúng đã sờn cũ. Lô áo ấy, đầy đủ không thiếu một chiếc, được gói gọn gàng bằng giấy dầu, nằm trong các ô kéo dưới cùng của chiếc tủ đứng kê trong phòng ngủ nhà ông.
»»
Cao chạy xa bay | Đọc, W. Somerset Maugham |
- Somerset Maugham

Từ trước tới nay tôi vẫn đinh ninh cho rằng một khi một người phụ nữ đã định lấy ai làm chồng thì không gì có thể cứu nổi anh ta ngoài việc bỏ của chạy lấy người ngay lập tức.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng làm được như vậy, bởi vì có một lần, một người bạn của tôi khi thấy mối nguy cơ tất yếu ấy đang lù lù hiện ra đầy đe doạ trước mắt, anh ta liền vội vã xuống tàu từ một hải cảng nào đó (tất cả hành lý anh đem theo lúc đó chỉ vẻn vẹn có một chiếc bàn chải đánh răng mà thôi, điều đó chứng tỏ rằng anh đã ý thức sâu sắc đến mức nào về mối nguy cơ và sự cần thiết phải hành động tức thời không được chậm trễ ấy!), và anh đã bỏ ra cả một năm trời đi chu du vòng quanh thế giới. Nhưng khi thầm nghĩ rằng mình đã thoát nạn (chẳng là, anh ấy cho rằng phụ nữ hay thay lòng đổi dạ, và sau 12 tháng trời đằng đẵng, chắc chắn cô nàng đã quên hết chuyện cũ rồi!), anh đã lên bờ ở chính cái cảng năm xưa, thì người đầu tiên anh trông thấy đang vẫy tay hân hoan mừng đón anh từ trên bến cảng lại chính là cô gái bé bỏng mà anh đã bỏ trốn. »»

<< Previous 1 2 Next >>

Powered by CuteNews
 
- Somerset Maugham

Ngoài bến cảng, mặt trời chiếu gay gắt. Mô tô, xe tải, xe buýt, xe ô tô riêng và xe thuê, chảy ngược xuôi như nước trên đường phố lớn đông đúc, gã tài xế nào cũng bóp còi inh ỏi ; những chiếc xe kéo luồn lách thoăn thoắt giữa đám đông, đám phu khuân vác hổn hển lấy hơi la hét nhau, những người phụ khuân những kiện hàng nặng, đi lắc lư chầm chậm, miệng quát tháo khách qua lại nhường đường cho mình; mấy gã bán hàng rong rao ơi ới. Xingapo là ...
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là Tảo Mộ hội là Đạp Thanh
(Nguyễn Du)


Bến hồng ai giục nhau sang
Triều lên giữa ngọn trăng ngàn xuống khe
Bước chân chầm chậm đi về
Nối quan ải nối biển thề dặn non
Với trời xuân trắng thu mòn
Kết bông hè phượng nhớ con chim rừng
Tấm băng tuyết những ai từng
Khóc riêng rẽ bỏ rơi hường cánh hoa
Xin về góp nhặt phôi pha
Dựng mùa bến nước giao hòa chân đi

Ánh sáng xa đâu gió cây mù mịt trăng trời vòng cửa khép tiếng sóng vỗ ngoài linh hồn lạc bước người em người chị người bạn người thù ngồi lại bên nhau

Đường cong có cỏ mọc ven bờ
Cây đứng trong vườn lá chuối tơ
Chó sủa sớm chiều đi qua ngõ
Gà con mất mẹ chạy bâng quơ

Nhìn em nhé bên bờ kia gió thổi
Lá xanh vườn theo cỏ mượt ngân nga
Tơ vi vút một đời thương nhớ tuổi
Của trăng rằm xuống dọ dẫm bên hoa

Bờ mây trắng dựng cuối trời bóng dáng
Của ban sơ hoài vọng giữa nhân gian
Lòng vạn vật mơ màng chiều qua sáng
Em về nhanh cho mây trắng buông màn

Em chết bên bờ lúa
Để lại trên đường mòn
Một dấu chân bước của
Một bàn chân bé con

Bỏ hai chân xuống một vùng
Nước truông là lá thu rừng xuống khe

Tiếng nói xa vang trên đầu ngọn lúa
Vì ngôn ngữ ngày kia em để úa
Bỗng lên lời bên mép cỏ như sương
Cũng xanh như giòng lệ khóc phai hường

Góp ánh sáng tơi tả vào ở trong lùa ra hai mắt.
Cửa mơ màng khép mở bến chiều bước lạt nghe vọng một linh hồn từ buổi ngó trăng lu.
Một bận nhìn nhau một lần.
Em...
Một trăm lần từ khước để đi vào.
Ngó lại đằng sau xin vườn xanh ở lại giờ chào vội vã nguyệt rằm bỏ quên lệ mờ tư lự.
Linh hồn về sa mạc lưa thưa cánh cò bay ngàn năm trên cát

Gió rừng ngủ lại hiên xanh
Trời Hy Lạp đã xưa đành quên tôi
Bây giờ riêng hỏi em thôi
Lời trong tiếng ấy là lời thế sao
Lên mù sương xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

Anh về đất rộng Bình Dương
Trái cây và lá con đường cỏ xanh
Môi người nắng ngọt vây quanh
Nụ cười Nam Việt yên lành bấy nay
Em về đẩy mộng lên vai
Chào xuân ngả nón bụi ngày gió ru
Mừng vui con mắt ngây thơ
Mây nghiêng như lệ pha mờ chiêm bao
Yêu nhau cảm động dường nào
Anh về đất rộng cúi chào Bình Dương.

Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh

Anh đi về giữa nước non này
Nhìn ngó những gì giữa lá cây
Có bóng chập chờn đôi cánh thoáng
Có hình nguyên vẹn một bàn tay
Sommerset Maugham

Thật là một việc khó khăn khi quyết định cuộc sống của người khác và tôi luôn luôn ngạc nhiên trước sự tự tin của các chính trị gia, các nhà cải cách và những người đại loại như vậy, khi họ sẵn sàng áp đặt cho đồng loại những biện pháp làm thay đổi thói quen, chính kiến của người ta. Tôi luôn ngần ngại khi phải đưa ra những lời khuyên, làm sao ta có thể khuyên bảo người khác phải sống thế nào nếu như ta không biết họ như biết rõ chính bản thân? ...
William Somerset Maugham
Nguyễn Việt Long dịch

Phần nhiều con người ta, có thể nói là đại đa số, cam sống một cuộc sống mà hoàn cảnh đã áp đặt lên họ, và tuy có vài người than vãn khi nhìn lại mình như nhìn cái cọc tròn cắm vào cái lỗ vuông, và nghĩ rằng giá thế cuộc khác đi, thì họ đã có thể làm nên những trò trống hay ho hơn nhiều, còn cái đa phần kia chấp nhận số mệnh của mình, nếu không phải với sự an phận, thì cũng với sự cam chịu trong ...
William Somerset Maugham
Nguyễn Việt Long dịch


*
Khá nhiều người sửng sốt khi nghe tin đại úy Phore-xtơ đã tử nạn trong một đám cháy rừng khi cố cứu con chó yêu của vợ vô tình bị nhốt trong nhà. Một số người nói họ không ngờ ông ta lại có hành động như vậy; số khác lại nói đó đúng là cái điều họ dự đoán được, nhưng cũng lời nói ấy được họ ngụ ý khác nhau.
-William Somerset Maugham

Tôi nhác thấy chị ta tại một buổi xem kịch, và để đáp lại cái vẫy tay ra hiệu của chị ta, tôi đã lại chỗ chị vào giờ giải lao và ngồi xuống bên cạnh. Từ lần cuối cùng tôi gặp chị ta đến nay kể cũng đã lâu: giá như không có người nào đó nhắc đến tên chị ta thì tôi nghĩ khó có thể nhận được ra chị ta. Chị ta nói chuyện với tôi giọng xởi lởi:
– Chà, kể từ thuở ban đầu chúng ta gặp nhau đã bao năm rồi ...
-Somerset Maugham
“Bi kịch của tình yêu không phải là cái chết hay sự chia ly... Bi kịch của tình yêu là sự lãnh đạm.”


Viên thuyền trưởng thọc tay vào một bên túi quần với vẻ khó khăn, vì nó không nằm ở bên sườn mà lại ở đằng trước, đã thế gã lại to béo; gã rút ra chiếc đồng hồ to bằng bạc. Gã nhìn đồng hồ rồi lại nhìn lên mặt trời đang xế. Anh chàng người Kanaka ở mạn trái đưa mắt nhìn viên thuyền trưởng, nhưng không nói gì. Mắt viên thuyền trưởng dừng ...
Powered by CuteNews
 
| Tin mừng |
Powered by CuteNews
 

» Bức thư

- Somerset Maugham

Ngoài bến cảng, mặt trời chiếu gay gắt. Mô tô, xe tải, xe buýt, xe ô tô riêng và xe thuê, chảy ngược xuôi như nước trên đường phố lớn đông đúc, gã tài xế nào cũng bóp còi inh ỏi ; những chiếc xe kéo luồn lách thoăn thoắt giữa đám đông, đám phu khuân vác hổn hển lấy hơi la hét nhau, những người phụ khuân những kiện hàng nặng, đi lắc lư chầm chậm, miệng quát tháo khách qua lại nhường đường cho mình; mấy gã bán hàng rong rao ơi ới. Xingapo là nơi gặp gỡ của hàng trăm dân tộc: người thuộc đủ màu da, người Tamin da sạm đen, người Tàu da vàng, cả người Mã Lai da nâu, người Acmêni, Do Thái và Bănggan nữa. Họ gọi nhau, giọng khàn khàn. Nhưng trong văn phòng của các ông Riply Gioix và Naylo rất mát mẻ dễ chịu. Từ ngoài phố bụi bặm, chói chang và ồn ào không ngớt, khi vào đây thấy tôi tối và yên tĩnh dễ chịu. Gioix ngồi bên bàn trong phòng riêng, chiếc quạt máy quạt thốc phía trước mặt. Anh ngả người ra sau, hai khuỷu tay đặt trên hai tay ghế, đầu ngón tay xòe rộng của hai bàn tay đặt chum vào nhau. Anh nhìn đăm đăm vào mấy tập “Công báo luật” đã nhàu nát xếp trên chiếc giá sách đặt trước mặt. Trên mặt tủ, vài chiếc hộp thiếc hình vuông sơn đen bóng, đề tên tuổi khách hàng.

» Buổi hội

Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là Tảo Mộ hội là Đạp Thanh
(Nguyễn Du)


Bến hồng ai giục nhau sang
Triều lên giữa ngọn trăng ngàn xuống khe
Bước chân chầm chậm đi về
Nối quan ải nối biển thề dặn non
Với trời xuân trắng thu mòn
Kết bông hè phượng nhớ con chim rừng
Tấm băng tuyết những ai từng
Khóc riêng rẽ bỏ rơi hường cánh hoa
Xin về góp nhặt phôi pha
Dựng mùa bến nước giao hòa chân đi

» Bờ xuân


Ánh sáng xa đâu gió cây mù mịt trăng trời vòng cửa khép tiếng sóng vỗ ngoài linh hồn lạc bước người em người chị người bạn người thù ngồi lại bên nhau

» Bờ trần gian


Đường cong có cỏ mọc ven bờ
Cây đứng trong vườn lá chuối tơ
Chó sủa sớm chiều đi qua ngõ
Gà con mất mẹ chạy bâng quơ

» Bờ nước cũ


Nhìn em nhé bên bờ kia gió thổi
Lá xanh vườn theo cỏ mượt ngân nga
Tơ vi vút một đời thương nhớ tuổi
Của trăng rằm xuống dọ dẫm bên hoa

» Bờ mây


Bờ mây trắng dựng cuối trời bóng dáng
Của ban sơ hoài vọng giữa nhân gian
Lòng vạn vật mơ màng chiều qua sáng
Em về nhanh cho mây trắng buông màn

» Bờ lúa


Em chết bên bờ lúa
Để lại trên đường mòn
Một dấu chân bước của
Một bàn chân bé con

» Bỏ hai chân


Bỏ hai chân xuống một vùng
Nước truông là lá thu rừng xuống khe

» Biểu tượng


Tiếng nói xa vang trên đầu ngọn lúa
Vì ngôn ngữ ngày kia em để úa
Bỗng lên lời bên mép cỏ như sương
Cũng xanh như giòng lệ khóc phai hường

» Bên miền


Góp ánh sáng tơi tả vào ở trong lùa ra hai mắt.
Cửa mơ màng khép mở bến chiều bước lạt nghe vọng một linh hồn từ buổi ngó trăng lu.
Một bận nhìn nhau một lần.
Em...
Một trăm lần từ khước để đi vào.
Ngó lại đằng sau xin vườn xanh ở lại giờ chào vội vã nguyệt rằm bỏ quên lệ mờ tư lự.
Linh hồn về sa mạc lưa thưa cánh cò bay ngàn năm trên cát

» Bây giờ (I)


Gió rừng ngủ lại hiên xanh
Trời Hy Lạp đã xưa đành quên tôi
Bây giờ riêng hỏi em thôi
Lời trong tiếng ấy là lời thế sao

» Áo xanh

Lên mù sương xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

» Anh về Bình Dương


Anh về đất rộng Bình Dương
Trái cây và lá con đường cỏ xanh
Môi người nắng ngọt vây quanh
Nụ cười Nam Việt yên lành bấy nay
Em về đẩy mộng lên vai
Chào xuân ngả nón bụi ngày gió ru
Mừng vui con mắt ngây thơ
Mây nghiêng như lệ pha mờ chiêm bao
Yêu nhau cảm động dường nào
Anh về đất rộng cúi chào Bình Dương.

» Anh lùa bò vào đồi sim trái chín


Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh

» Anh đi về giữa


Anh đi về giữa nước non này
Nhìn ngó những gì giữa lá cây
Có bóng chập chờn đôi cánh thoáng
Có hình nguyên vẹn một bàn tay

» Một người đàn ông hạnh phúc

Sommerset Maugham

Thật là một việc khó khăn khi quyết định cuộc sống của người khác và tôi luôn luôn ngạc nhiên trước sự tự tin của các chính trị gia, các nhà cải cách và những người đại loại như vậy, khi họ sẵn sàng áp đặt cho đồng loại những biện pháp làm thay đổi thói quen, chính kiến của người ta. Tôi luôn ngần ngại khi phải đưa ra những lời khuyên, làm sao ta có thể khuyên bảo người khác phải sống thế nào nếu như ta không biết họ như biết rõ chính bản thân? Có Chúa chứng giám tôi cũng còn chưa biết rõ về bản thân tôi, vậy nên tôi hoàn toàn không biết gì về người khác. Chúng ta chỉ có thể ước đoán suy nghĩ và tình cảm của người khác.

» Kẻ hưởng lạc

William Somerset Maugham
Nguyễn Việt Long dịch

Phần nhiều con người ta, có thể nói là đại đa số, cam sống một cuộc sống mà hoàn cảnh đã áp đặt lên họ, và tuy có vài người than vãn khi nhìn lại mình như nhìn cái cọc tròn cắm vào cái lỗ vuông, và nghĩ rằng giá thế cuộc khác đi, thì họ đã có thể làm nên những trò trống hay ho hơn nhiều, còn cái đa phần kia chấp nhận số mệnh của mình, nếu không phải với sự an phận, thì cũng với sự cam chịu trong mọi trường hợp. Họ cũng như những chiếc xe điện cứ chạy mãi trên mỗi một con đường ray ấy. Chúng chạy đi rồi lại chạy lại, chạy lại rồi lại chạy đi, cứ quanh quanh quẩn quẩn như thế, cho tới khi nào chúng không còn chạy nổi nữa và bị bán làm sắt vụn. Có mấy khi bạn gặp được một người dám cả gan nắm lấy tiến trình cả cuộc đời vào tay mình. Khi bạn gặp được một người như thế, thì cũng đáng xem xét, ngắm nghía anh ta lắm.

» Lốt Sư tử

William Somerset Maugham
Nguyễn Việt Long dịch


*
Khá nhiều người sửng sốt khi nghe tin đại úy Phore-xtơ đã tử nạn trong một đám cháy rừng khi cố cứu con chó yêu của vợ vô tình bị nhốt trong nhà. Một số người nói họ không ngờ ông ta lại có hành động như vậy; số khác lại nói đó đúng là cái điều họ dự đoán được, nhưng cũng lời nói ấy được họ ngụ ý khác nhau.

» Bữa ăn trưa hôm ấy

-William Somerset Maugham

Tôi nhác thấy chị ta tại một buổi xem kịch, và để đáp lại cái vẫy tay ra hiệu của chị ta, tôi đã lại chỗ chị vào giờ giải lao và ngồi xuống bên cạnh. Từ lần cuối cùng tôi gặp chị ta đến nay kể cũng đã lâu: giá như không có người nào đó nhắc đến tên chị ta thì tôi nghĩ khó có thể nhận được ra chị ta. Chị ta nói chuyện với tôi giọng xởi lởi:
– Chà, kể từ thuở ban đầu chúng ta gặp nhau đã bao năm rồi đấy nhỉ. Thời gian trôi nhanh biết chừng nào. Chúng ta chẳng ai trẻ ra được tí nào cả. Anh còn nhớ lần đầu tiên tôi gặp anh không? Anh mời tôi ăn trưa ấy mà!
Hỏi tôi có còn nhớ không à?

» Chàng Đỏ

-Somerset Maugham
“Bi kịch của tình yêu không phải là cái chết hay sự chia ly... Bi kịch của tình yêu là sự lãnh đạm.”


Viên thuyền trưởng thọc tay vào một bên túi quần với vẻ khó khăn, vì nó không nằm ở bên sườn mà lại ở đằng trước, đã thế gã lại to béo; gã rút ra chiếc đồng hồ to bằng bạc. Gã nhìn đồng hồ rồi lại nhìn lên mặt trời đang xế. Anh chàng người Kanaka ở mạn trái đưa mắt nhìn viên thuyền trưởng, nhưng không nói gì. Mắt viên thuyền trưởng dừng lại ở hòn đảo mà họ đang tiến lại gần. Một vệt bọt trắng ghi dấu đá ngầm. Đã biết rằng chỗ này có một khe nước đủ rộng cho con tàu đi qua, khi họ tới gần hơn, gã tính sẽ trông thấy.
Powered by CuteNews
 
| Nghe |
Powered by CuteNews
 
| W. Somerset Maugham |
Powered by CuteNews
 
| Bùi Giáng |
Powered by CuteNews


bacthan.com